Răng khôn có tác dụng gì? Có nên nhổ răng khôn không?

nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn luôn là quyết định vô cùng khó khăn đối với nhiều người. Thực tế răng khôn gây không ít phiền toái, nhưng việc nhổ răng này đối với đại đa số là điều không thật sự khôn ngoan. Vậy có nên nhổ răng khôn hay không? Độ tuổi nào nên nhổ răng khôn, bài viết dưới đây của hiDental sẽ giúp bạn giải đáp cho bạn những vẫn đề kể trên.

Răng khôn hay răng dại? 

Cung hàm của người trưởng thành bình thường có 32 răng, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn. Trong đó, 28 răng thường kết thúc quá trình mọc trước 16 tuổi. Còn lại 4 răng nằm ở góc trong cùng của 4 góc hàm thường mọc sau cùng hoặc không xuất hiện trên cung hàm. Những răng này được gọi là răng cối lớn thứ ba hay còn gọi là răng số 8; là những răng mọc cuối cùng trên cung hàm, ở độ tuổi trưởng thành, thường từ 16 đến 30 tuổi. Do đó có tên gọi là răng khôn.

nhổ răng khôn

Với trường hợp người có đủ 4 răng khôn, thì sẽ có đủ 32 răng, nhưng thực tế nhiều người có thể chỉ có 1,2,3 răng khôn hoặc không có răng khôn nào.

Trong quá trình tiến hóa vài triệu năm của loài người bắt đầu từ vượn cổ, xương hàm của con người trở nên nhỏ dần nên không đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường.  Đạc biệt ở người châu Á, kích thước xương hàm nhỏ nên rất ít trường hợp răng số 8 mọc thẳng bình thường. Do đó răng khôn thường mọc lệch hoặc mọc ngầm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Răng khôn có tác dụng gì không?

Do xuất hiện muộn, trải qua quá tình phát triển đầy đủ chân răng, rất nhiều răng khôn mọc không thuận như nằm ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng bên cạnh (răng cối lớn thứ hai hay răng số 7) hoặc mọc kẹt, hay răng nhú được lên khỏi nướu được một phần thì dừng và ngừng mọc vĩnh viễn.

nhổ răng khôn

Không chỉ vậy, quá trình này mọc răng khôn còn khiến nhiều người đau đớn, khó chịu. Vì vậy, nhiều quan điểm cho rằng răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Có quan điểm cho rằng, răng khôn mang ý nghĩa riêng của nó, đánh dấu sự trưởng thành của con người. Vậy răng khôn có thực sự “khôn”? Hãy cùng hiDental giải đáp câu hỏi đó để đưa ra quyết định “Bạn có nên nhổ răng khôn”

Biến chứng của răng khôn 

Sâu răng: Do không thể mọc hoàn toàn ngang bằng những răng phía trước, thức ăn dễ bám đọng, khó vệ sinh sạch, răng khôn dễ bị sâu và góp phần gây sâu răng kế cận nó, tình trạng có thể sâu đến tủy nếu trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng mô mềm xung quanh: Thức ăn đọng bám xung quanh răng khôn cũng gây ra tình trạng sưng, đỏ và đau vùng nướu quanh răng khôn, gọi là viêm quanh thân răng (viêm lợi trùm). Đối với răng khôn hàm trên lệch ngoài hoặc trồi, khi ăn nhai sẽ gây ra tình trạng chấn thương mô má hoặc mô nướu hàm dưới.

Bệnh nha chu: Việc khó vệ sinh chải rửa vùng răng khôn còn dẫn đến bệnh lý nha chu ở vùng này, lâu dài sẽ gây tiêu xương quanh răng và răng kế cận nó.

Tiêu chân răng: Các răng khôn hàm dưới nằm ngang, đâm vào chân răng bên cạnh, có thể gây tiêu chân răng kế cận nó.

U và nang xương hàm: Trong một số trường hợp, u và nang xương hàm xuất hiện ở vùng răng khôn phá hủy cấu trúc xương hàm, ảnh hưởng răng và các cấu trúc xung quanh.

nhổ răng khôn

Độ tuổi nên nhổ răng khôn?

Theo các chuyên gia, nên nhổ chân răng khi chân răng hình thành được 1/3 đến 2/3 chân răng thật sự, tức trong độ tuổi 18-25 tuổi. Nếu trên 35 tuổi, việc nhổ răng khôn gặp nhiều khó khăn hơn vì xương đã đặc và cứng hơn. Bên cạnh đó, một số yếu tố tại chỗ và toàn thân không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Đồng thời hãy khám răng định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và tư vấn thời điểm nên nhổ răng khôn phù hợp cho bạn nhé!

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về răng khôn và quyết định có nên nhổ răng khôn hay không. Nếu bạn quan tâm đến nha khoa, hãy ghé qua chuyên mục Kiến Thức Nha Khoa để xem tìm hiểu thêm về nha khoa nhé!

– hiDental –

Facebook Comments
3,288 Lượt xem