Thời điểm nào tốt nhất để nhổ răng sữa?

Trẻ em thường sẽ bị lung lay răng sữa vào tầm lứa tuổi tiểu học. Và răng sữa sẽ không lung lay và rụng một cách tự nhiên nêú răng vĩnh viễn thay thế nó không mọc lên và đẩy nó từ phía dưới nướu.

Một đứa trẻ với thể chất và tâm lý khỏe mạnh, hiện tượng thay răng bắt đầu xảy ra lúc 5- 6 tuổi và tiếp tục tiếp thay răng tới khi hoàn tất vào khoảng 11 -13 tuổi. Nếu trẻ khỏe mạnh có thể quá trình thay răng sẽ chậm hơn so với lứa tuổi 1 chút nhưng vẫn trong giới hạn bình thường.

1. Các thời điểm thay răng sữa ở trẻ

Ở trẻ, thời điểm thay răng được chia theo nhiều giai đoạn. Cụ thể thường ở các giai đoạn sau:

  • Răng cửa dưới: 5-7 tuổi
  • Răng cửa trên: 6-8 tuổi
  • Răng nanh dưới: 8-10 tuổi
  • Răng cối sữa: 10-12 tuổi
  • Răng nanh trên: 11-13 tuổi

Tuy nhiên, ở một vài đứa trẻ có vấn đề mà nha sĩ phải nhổ răng sớm. Những vấn đề đó là:

  • Sâu răng lớn, không thể lấy tủy và trám lại được
  • Chen chúc nặng, có liên quan đến sự chậm phát triển của xương hàm
  • Răng bể, gãy không thể hồi phục
  • Cần cho kế hoạch chỉnh hình niềng răng
Nhổ răng sữa cho trẻ khi răng gặp nhiều vấn đề bắt buộc phải nhổ

Hầu hết các nha sĩ chỉ đề nghị nhổ răng sữa sớm khi không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu quyết định nhổ răng quá nhanh, không suy xét thì có thể gây ra những hậu quả xấu cho sự phát âm, ăn nhai và phát triển xương hàm của trẻ, vì thế hãy tư vấn kỹ lưỡng với nha sĩ của bạn về các cách điều trị có thể có. Ngoài ra, nếu nha sĩ quyết định nhổ răng khi không còn sự lựa chọn nào khác thì hãy chắc rằng sau đó sẽ có phương án tiếp theo là một khí cụ giữ khoảng, sẽ giữ chỗ cho khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc sau này trong tương lai khi tới thời điểm sẵn sàng. Nếu không, những răng còn lại trên miệng sẽ bị di lệch làm ảnh hưởng tới việc mọc ngay ngắn thẳng hàng của răng vĩnh viễn sau này.

2. Chuẩn bị cho việc nhổ răng

➤ Xác định các trường hợp nhổ răng cho trẻ

  • Răng sữa lung lay, nhổ răng đơn giản, nha sĩ sẽ chỉ cần gây tê tại chỗ
  • Nhổ phức tạp, những răng kẹt, ngầm có thể cần tiền mê

➤ Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi nhổ răng sữa

Với trường hợp nhổ nào cũng vậy, bạn tốt nhất nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Khó khăn nhất cho cha mẹ là họ không biết cách làm sao để cho trẻ không sợ hãi. Tốt nhất là bạn nên dẫn bé gặp nha sĩ, và nói chuyện tư vấn với nhân viên tại nha khoa, để biết cách nói chuyện về việc này với trẻ sao cho hiệu quả, không làm trẻ bất ngờ nhưng cũng không làm trẻ quá lo lắng về những gì chờ đợi trẻ tại phòng nha.

3. Chăm sóc sau nhổ răng

Sau khi nhổ răng thì việc cần làm tiếp theo là chăm sóc sau nhổ. Con bạn có thể sẽ đau nhẹ, và nếu cần nha sĩ sẽ cho toa thuốc giảm đau. Quan trọng là nên cắn cục gòn tại chỗ nhổ cho tới khi hết chảy máu, nằm nghỉ cao đầu, tránh hoạt động thể lực mạnh cho tơi khi vết nhổ hết chảy máu hoàn toàn.

Đồ ăn lỏng cho trẻ sau khi nhổ răng sữa

Nếu cần, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu chất dinh dưỡng một vài ngày sau đó, và nên cho trẻ uống đủ nước. Nếu trẻ đang ở dộ tuổi thay răng, bố mẹ hãy đem bé đến Nha khoa hiDental để được bác sĩ trực tiếp kiểm tra và thăm khám cho bé nhé.

Facebook Comments
1,016 Lượt xem