[Góc chia sẻ] Nước súc miệng

Nước súc miệng

Nước súc miệng diệt khuẩn cũng là công cụ hữu ích. Với dịch SAR-Covid-19 đang lây lan như hiện nay, nhiều luồng thông tin cho rằng sử dụng dung dịch diệt khuẩn súc miệng giúp phòng ngừa được bệnh. Thực hư sự việc này thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng nước súc miệng sát khuẩn?

Giới thiệu

Trong môi trường miệng có hơn 700 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại ở hai dạng:

  • Mảng bám răng.
  • Trong nước bọt.

Mảng bám răng có thể được làm sạch bằng cách phối hợp các biện pháp cơ học như chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ… Tuy nhiên còn một lượng lớn vi khuẩn ở mô mềm mà các biện pháp cơ học khó có thể làm sạch được. Nước súc miệng giúp tăng hiệu quả làm sạch mảng bám cũng như làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên sử dụng nước súc miệng không phải là biện pháp vệ sinh răng miệng có thể thay thế cho việc chải răng, dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ.

Nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng không được khuyến cáo ở trẻ em dưới 6 tuổi, do khả năng kiểm soát chưa tốt nên trẻ có thể nuốt một lượng lớn nước súc miệng, từ đó có thể gây buồn nôn, nôn, nhiễm độc.

Thành phần, công dụng nước súc miệng

Thành phần, công dụng nước súc miệngThành phần, công dụng nước súc miệngng loại hoạt chất chính sau:

  • Chlohexidine
  • Cetylpyridinium chloride;
  • Tinh dầu;
  • Peroxide;
  • Fluoride;

Trong đó, thì Chlohexidine, tinh dầu có tác dụng chính là kiểm soát mảng bám, giảm viêm nướu. Cetylpyridinium chloride giúp giảm triệu chứng hôi miệng. Fluoride giúp ngừa sâu răng. Peroxide giúp làm sạch mảng bám, mảnh mô hoại tử.

Nước súc miệng

Một số chỉ định lâm sàng

  • Sử dụng nước súc miệng trước một số can thiệp nha khoa như: nhổ răng khôn (sử dụng nước súc miệng chứa chlohexidine được cho là có lợi trong dự phòng viêm ổ răng khô
  • Hỗ trợ điều trị hôi miệng
  • Kiểm soát mảng bám
  • Hỗ trợ điều trị viêm nướu, viêm nha chu
  • Ngừa sâu răng
  • Hỗ trợ điều trị viêm miệng do hàm giả, vệ sinh hàm giả.

Tác dụng phụ của nước súc miệng

Bên cạnh những lợi điểm thì nước miệng cũng có một số tác dụng phụ sau:

  • Một số nước súc miệng có cồn có thể gây khô miệng.
  • Tăng việc tạo vết dính và đẩy nhanh sự hình thành vôi răng.
  • Kích thích niêm mạc miệng
  • Thay đổi vị giác
Nước súc miệng

Cách sử dụng

Nên sử dụng nước súc miệng theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất để đạt hiệu quả như mong muốn. Trường hợp quên súc miệng trong ngày thì nên sử dụng lại càng sớm càng tốt, việc tăng liều gấp đôi không có hiệu quả hơn.

Sử dụng nước súc miệng chỉ là biện pháp hỗ trợ để việc chăm sóc răng miệng được tốt hơn chứ không hoàn toàn thay thế được việc chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và khám chăm sóc sức khỏe răng miệng định kì.

Tài liệu tham khảo:

  • 1. “Should I use Mouthwash: “When to Use Mouthwash””. April 2015.
  • 2. Weyant RJ, Tracy SL, Anselmo TT, et al. Topical fluoride for caries prevention: executive summary of the updated clinical recommendations and supporting systematic review. J Am Dent Assoc 2013;144(11):1279-91. 
  • 3. Araujo MW, Charles CA, Weinstein RB, et al. Meta-analysis of the effect of an essential oil-containing mouthrinse on gingivitis and plaque. J Am Dent Assoc 2015;146(8):610-22
  • 4. Van der Weijden FA, Van der Sluijs E, Ciancio SG, Slot DE. Can Chemical Mouthwash Agents Achieve Plaque/Gingivitis Control? Dent Clin North Am 2015;59(4):799-829.
  • 5. Blom T, Slot DE, Quirynen M, Van der Weijden GA. The effect of mouthrinses on oral malodor: a systematic review. Int J Dent Hyg 2012;10(3):209-22
  • 6. Fejerskov O, Thylstrup A, Larsen MJ. Rational use of fluorides in caries prevention. A concept based on possible cariostatic mechanisms. Acta Odontol Scand 1981;39(4):241-9
  • 7. “Mouthwashes, gargles, and dentifrices”. British National Formulary March 2014. BMJ Group and the Royal Pharmaceutical Society of Great Britain 2014.
  • 8. Scully C (2013). Oral and maxillofacial medicine : the basis of diagnosis and treatment (3rd ed.). Edinburgh: Churchill Livingstone. pp. 39, 41. 
  • 9.  James P, Worthington HV, Parnell C, Harding M, Lamont T, Cheung A, Whelton H, Riley P (March 2017). “Chlorhexidine mouthrinse as an adjunctive treatment for gingival health”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 3: CD008676
  • 10. Rodriguez Sanchez F, Rodriguez Andres C, Arteagoitia Calvo I. Does chlorhexidine prevent alveolar osteitis after third molar extractions? Systematic review and meta-analysis. J Oral Maxillofac Surg 2017
  • 11. Paul A. Levi Jr., Robert J. Rudy, Y. Natalie Jeong, Daniel K. Coleman (auth.) – Non-Surgical Control of Periodontal Diseases_ A Comprehensive Handbook-Springer-Verlag Berlin Heidelberg (2016)
  • 12. Michael G. Newman, Henry Takei, Perry R. Klokkevold, Fermin A. Carranza – Newman and Carranza’s Clinical Periodontology-Saunders (2018)

hiDental

Facebook Comments
1,178 Lượt xem