Việc sinh ra với một hàm răng đều và một nụ cười đẹp là điều khá hiếm gặp. Di truyền và một vài yếu tố khác hiện diện khi chúng ta còn bé có thể tác động và định hướng đối với vị trí mọc và trưởng thành của răng. Móm cũng là một trong số những tình trạng trầm trọng của răng miệng bị gây ra.
1. Móm răng do nguyên nhân nào?
Ở một bộ răng bình thường, các răng trên sẽ phủ ngoài các răng dưới. Móm là tình trạng răng miệng đặc trưng bởi sự đưa ra trước hơn của các răng hàm dưới thay vì hàm trên. Tình trạng này còn được gọi với một thuật ngữ chuyên môn hơn đó là sai khớp cắn hạng III.
Một vài ca răng móm có thể khá trầm trọng, gây ra bởi sự đưa ra trước quá nhiều của hàm dưới. Số còn lại ở mức độ vừa hoặc không đáng kể. Có thể chia ra tình trạng răng móm làm 2 loại chính, đó là:
1.1. Móm do răng
Nguyên nhân móm do răng
Móm do răng là tình trạng móm do các răng sắp xếp sai vị trí. Điều này thường gây ra bởi việc cắn chéo các răng, nghĩa là tương quan giữa hàm trên và hàm dưới bị đảo ngược khi cắn lại. Cắn chéo xảy ra khi một vài răng hàm dưới phủ ra ngoài so với các răng hàm trên tương ứng khi hai hàm đóng lại với nhau nhưng xương hàm dưới vẫn phát triển bình thường chứ không quá mức.
Móm do xương
Nguyên nhân móm do xương
Móm do xương là tình trạng sai lệch vị trí tương quan của xương hàm. Tình trạng sai lệch này phần lớn do di truyền (sinh ra đã có). Trong vài trường hợp, nguyên nhân sâu xa có thể đến từ sai lệch trong phát triển xương, răng hay cả hai.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không điều trị móm?
Tình trạng móm tốt hơn hết là không nên hiện diện. Chúng quan trọng hơn là chỉ ảnh hưởng về vấn đề thẩm mỹ. Nếu không được điều trị kịp thời, các tình trạng như đau, các vấn đề về xương hàm, răng miệng có thể sẽ xảy đến sau một thời gian. Các biến chứng phổ biến của tình trạng móm nếu không được điều trị bao gồm:
Tăng nguy cơ sâu răng
Móm sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy men răng tùy theo mức độ trầm trọng của sự lệch lạc. Lần lượt có thể dẫn đến mòn men răng, đồng thời sâu răng cũng có nhiều cơ hội và khả răng phát triển hơn.
Ngưng thở khu ngủ, thở miệng, ngáy
Tình trạng móm nếu không điều trị có thể dẫn đến rối loạn ngưng thở khi ngủ, lien quan đến việc thở miệng và ngáy nặng. Gây ra một tắc nghẽn ở đường hô hấp trên khi ngủ. Điều này phổ biến ở tình trạng hô hơn là móm. Tuy nhiên, chúng cũng có nguy cơ xảy ra khi móm nếu nguyên nhân là do hàm trên và đường thở bị nhỏ bất thường.
Rối loạn thái dương hàm (TMD)
Nếu không được điều trị, móm có thể dẫn tới tình trạng rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (TMJD). Chúng là một nhóm các rối loại dẫn đến sự rối loạn về mặt chức năng và tình trạng đau dữ dội ở xương hàm và các cơ chi phối chuyển động xung quanh. Những người bị mắc rối loạn thái dương hàm có thể có những kiểu đau khác nhau như đau đầu, đau tai và không thoải mái khi há hay ngậm miệng.
Các biến chứng khác:
- Khó giao tiếp, khó nhai, khó nuốt.
- Tăng nguy cơ bị các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu.
- Thay đổi cấu trúc mặt và nụ cười.
- Răng không đều hoặc nghiêng vẹo.
- Hơi thở hôi, ngay cả khi đã đánh răng hay súc miệng.
- Tâm lý và kém tự tin.
- Tăng khả năng phải điều trị phẫu thuật trong tương lai.