Nguyên nhân gây hô răng và phương pháp điều trị hiệu quả?

hô răng

Như chúng ta đã biết, hô răng là một vấn đề rất thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn, gây nên tình trạng chìa răng ra trước quá mức ở nhiều bệnh nhân. Hô răng có thể điều trị đơn giản hay phức tạp, phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân nguyên phát gây nên tình trạng này.

Những nguyên nhân nào gây hô răng?

Tình trạng hô răng thường được hình thành từ thời thơ ấu của trẻ qua các thói quen cận chức năng. Tuy nhiên, có vài thói quen vẫn gây ảnh hưởng lâu dài tới tận khi trẻ trưởng thành.

Mút ngón tay cái

Khi việc mút ngón tay ở trẻ được lặp đi lặp lại từ 1 đến 3, 4 tuổi hay cho tới khi các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, tác động lực tạo nên bởi động tác mút và ngón tay có thể làm cho các răng vĩnh viễn mọc lên theo chiều hướng bất thường.

 

Ngậm ti giả

Ngậm ti giả có thể dẫn đến tình trạng các răng bị đưa ra trước quá mức giống với mút ngón tay cái. Theo nghiên cứu được công bố năm 2016 tại Journal của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kì, ngậm ti giả dẫn tới nguy cơ bị hô răng cao hơn cả mút ngón tay cái.

Đẩy lưỡi

Hô răng có thể bị gây ra bởi tật đẩy lưỡi, nghĩa là đưa lưỡi nhiều ra trước khỏi miệng. Nguyên nhân sâu xa của việc đẩy lưỡi thường là do nuốt kém ở trẻ em hay stress ở người trưởng thành

Di truyền

Một số trẻ sinh ra với kích thước xương hàm không đều, hoặc sai lệch giữa xương hàm trên và hàm dưới. Tình trạng này được giải quyết bằng chỉnh nha ngay từ lúc nhỏ hoặc phẫu thuật ở một vài trường hợp trầm trọng hơn.

Thiếu răng, thừa răng

Khoảng trống hay chen chúc răng trong miệng có thể thay đổi sự đều đặn của các răng trước, gây ra tình trạng răng bị đưa ra trước quá mức.

VIÊM NHA CHU VÀ TIÊU XƯƠNG

Viêm nha chu cũng có thể dẫn tới hô răng do tình trạng mất xương và mất độ ổn định cung răng. Các răng có thể bị di động, kéo dài hay nhô ra trước.

U và nang trong xương hàm và miệng

Mặc dù rất hiếm gặp, các u nang trong xương hàm hoặc miệng có thể làm răng di chuyển và gây ra tình trạng hô.

Nếu không điều trị, hô răng có thể gây ra hậu quả gì?

Hô răng dẫn đến việc hàm trên bị đẩy ra trước so với hàm dưới, dẫn đến tình trạng sai khớp cắn và áp lực không đều lên răng. Điều này cũng làm chúng có nhiều khả năng bị sứt mẻ, vỡ hoặc bị rơi ra.

Ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt và sự hình thành xương hàm của bạn, việc nhô răng nghiêm trọng cũng có thể gây khó khăn cho việc đóng môi hoàn toàn. Nhô răng ra trước nhiều có thể dẫn đến mất xương hàm nếu không được điều trị vì nó thường gây áp lực quá lớn khi răng chạm vào nhau trong một khoảng thời gian dài.

Các phương pháp nào có thể điều trị hô răng?

Nếu bị tình trạng hô răng, bạn sẽ cần gặp bác sĩ chỉnh nha để điều trị. Bác sĩ chỉnh nha sẽ xác định kế hoạch điều trị tốt nhất dựa trên nhu cầu của bạn.

Niềng răng bằng mắc cài

Niềng răng truyền thống bằng mắc cài là phương pháp phổ biến nhất để điều trị răng bị hô. Mắc cài kim loại và dây cung gắn lên răng sẽ dần di chuyển răng để đạt được một nụ cười như ý muốn.

Nới rộng hàm

Nới rộng hàm (thường là hàm trên) luôn được sử dụng để điều trị cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên có hàm trên quá nhỏ cho các răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí.

Invisalign

Invisalign có thể được sử dụng để điều trị các sai lệch răng nhẹ ở thanh thiếu niên và người lớn. Một loạt các máng bằng nhựa trong suốt được làm từ khuôn răng của bạn và tác động lực nhẹ để dần thay đổi vị trí của răng.

Phẩu thuật chỉnh hình

Phẫu thuật chỉnh hình được sử dụng để điều trị các vấn đề nghiêm trọng. Nó cũng được sử dụng cho những người đã ngừng phát triển để điều chỉnh mối tương quan xương giữa hàm trên và hàm dưới.

hiDental

Facebook Comments
1,746 Lượt xem