Tẩy trắng răng bằng Laser và Plasma khác nhau như thế nào?

Tẩy trắng răng bằng đèn Plasma

Bạn muốn có một hàm răng trắng sáng, nhưng phân vân không biết nên chọn phương pháp tẩy trắng răng nào trong hàng loạt phương pháp đang có mặt trên thị trường. Hai trong số các phương pháp tẩy trắng răng được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay là tẩy trắng bằng Laser và tẩy trắng bằng Plasma. Hãy cùng nha khoa hiDental tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Phương pháp thực hiện

Có 2 phương pháp tẩy trắng răng chính: tẩy trắng răng tại nhà và tẩy trắng răng tại phòng khám nha khoa. Tẩy trắng răng thực hiện tại phòng khám nha khoa diễn ra rất đơn giản và tiết kiệm thời gian, bạn chỉ mất 30-60 phút để có một hàm răng trắng sáng so với tẩy trắng răng tại nhà phải kéo dài trong 7-14 ngày. Ngày nay, với phương pháp làm trắng răng tại phòng khám nha khoa, bạn sẽ được thực hiện bằng phương pháp Laser hay Plasma.

Tại sao nên tẩy trắng răng tại phòng bằng đèn Laser hay Plasma?

Như đã được chứng minh trong khoa học và trên lâm sàng, năng lượng ánh sáng Laser và Plasma làm nóng hợp chất H2O2 – thành phần chính trong gel tẩy trắng răng, nhờ đó tăng tốc độ giải phóng các gốc OH làm oxy hóa các chất nhiễm màu trong men răng, và kết quả là răng sẽ trắng sáng lên một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Các ưu điểm nối bật của 2 phương pháp trên:

  • Hiệu quả tức thì sau một lần điều trị: Bệnh nhân chỉ mất khoảng 30-60 phút cho 1 lần đến khám duy nhất.
  • An toàn: Không gây ảnh hưởng đến mô ngà và tủy răng. Kích hoạt các phân tử Flour trong thuốc tấy trắng làm cho răng đề kháng với sâu răng hơn.
  • Hiệu quả lâu dài: Hiệu quả tẩy trắng có thể lên tới vài năm nếu bệnh nhân chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt
Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng Laser hay đèn Plasma có gì khác nhau?

Tuy cũng là dùng nguồn ánh sáng để gia tăng hiệu quả tẩy trắng, nhưng hai phương pháp trên có nhiều điểm khác biệt.

Laser được ứng dụng trên rất nhiều lĩnh vực của y khoa, trong đó có tẩy trắng răng. Dựa trên cơ chế tạo năng lượng bước sóng ánh sáng có thể lên đến 980nm, Laser gia tăng nhiệt và làm tăng hiệu quả làm trắng răng của gel tẩy trắng. Vì tính sinh nhiệt cao nên Laser có thể gây kích thích đến men và mô tủy của răng, gây nhạy cảm và ê răng sau tẩy trắng. Cũng vì vậy có nhiều khuyến cáo chỉ nên sử dụng Laser ở công suất khoảng 500nm hoặc dùng chung với gel tẩy trắng có khả năng hấp thụ bước sóng ánh sáng để đảm bảo sự an toàn cho mô răng.

Ra đời muộn hơn nhưng Plasma hầu như khắc phục được những nhược điểm còn tồn tại trước đó của Laser. Được tạo ra từ Helium, Plasma dùng trong nha khoa phát năng lượng bước sóng khoảng 300-750nm không những làm tăng hiệu quả của gel tẩy trắng răng mà còn loại bỏ được các protein bề mặt răng, do vậy hiệu quả tẩy trắng sẽ được tăng lên rất nhiều lần. Plasma không sinh nhiệt như Laser nên không gây ra bất kì kích thích nào với mô tủy hay làm giảm độ cứng men răng. Ngoài ra, Plasma còn có khả năng diệt khuẩn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ của răng được điều trị bằng Plasma ổn định gần 370C sau 10 phút hoạt động và trạng thái này được duy trì liên tục trong suốt thời gian điều trị. Ngược lại, Laser tăng nhiệt độ răng lên đến 43ºC sau 20 phút ( Nhiệt độ vượt quá 42,5ºC có thể gây ra sự kích thích mô tủy).

Ngoài ra hiệu quả và ảnh hưởng của việc tẩy trắng răng còn phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu của mỗi phương pháp, nồng độ gel tẩy trắng được sử dụng cũng như cách chăm sóc của bệnh nhân sau đó.

Nha khoa hiDental sử dụng công nghệ tẩy trắng plasma, với mong muốn đem lại kết quả cao nhất cho khách hàng. Bạn có thể đến trực tiếp tại nha khoa hiDental để được khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp răng của mình.

Tẩy trắng răng

Tài liệu tham khảo

  • Laser Teeth Bleaching: Evaluation of Eventual Side Effects on Enamel and the Pulp and the Efficiency In Vitro and In Vivo

Roeland Jozef Gentil De Moor, 1 , * Jeroen Verheyen, 1 , 2 Peter Verheyen, 3 Andrii Diachuk, 1 Maarten August Meire, 1 Peter Jozef De Coster, 1 Mieke De Bruyne, 1 and Filip Keulemans 1

ScientificWorldJournal. 2015; 2015: 835405.

Published online 2015 Mar 22. doi: 10.1155/2015/835405

  • Plasma in dentistry

Seunghee Cha and Young-Seok Park

Clin Plasma Med. Author manuscript; available in PMC 2016 Mar 28.

Published in final edited form as:

Clin Plasma Med. 2014 Jul; 2(1): 4–10.

Published online 2014 May 10. doi: 10.1016/j.cpme.2014.04.002

  • Insight in the Chemistry of Laser-Activated Dental Bleaching

Roeland Jozef Gentil De Moor, 1 , * Jeroen Verheyen, 1 , 2 Andrii Diachuk, 1 Peter Verheyen, 3 Maarten August Meire, 1 Peter Jozef De Coster, 1 Filip Keulemans, 1 Mieke De Bruyne, 1 and Laurence James Walsh 4

ScientificWorldJournal. 2015; 2015: 650492.

Published online 2015 Mar 22. doi: 10.1155/2015/650492

  • High-efficiency tooth bleaching using non-thermal atmospheric pressure plasma with low concentration of hydrogen peroxide

Seoul Hee NAM,1 Hyun Woo LEE,2 Soo Hyun CHO,3 Jae Koo LEE,2 Young Chan JEON,4 and Gyoo Cheon KIM5

J Appl Oral Sci. 2013 May-Jun; 21(3): 265–270.

doi: 10.1590/1679-775720130016

  • Cold Atmospheric Plasma: methods of production and application in dentistry and oncology

Clotilde Hoffmann,1 Carlos Berganza,1 and John Zhang1,2

Med Gas Res. 2013; 3: 21.

Published online 2013 Oct 1. doi: 10.1186/2045-9912-3-21

  • Efficacy of Nonthermal Atmospheric Pressure Plasma for Tooth Bleaching

Seoul Hee Nam, 1 Hae June Lee, 2 Jin Woo Hong, 3 , * and Gyoo Cheon Kim 1 , *

ScientificWorldJournal. 2015; 2015: 581731.

Published online 2015 Jan 20. doi: 10.1155/2015/581731

  • Effects of the bleaching procedures on enamel micro-hardness: Plasma Arc and diode laser comparison

Saeid Nematianaraki,1 Reza Fekrazad,2 Nasim Naghibi,1 Katayoun AM Kalhori,3 and Aldo Brugnera Junior4

Laser Ther. 2015 Oct 2; 24(3): 173–177.

doi: 10.5978/islsm.15-OR-10

  • Nonthermal Plasma in Dentistry: An Update

Rajeev Ranjan, P. V. Krishnamraju, Thatapudi Shankar,1 and Snigdha Gowd

J Int Soc Prev Community Dent. 2017 May-Jun; 7(3): 71–75.

Published online 2017 May 22. doi: 10.4103/jispcd.JISPCD_29_17

Facebook Comments
2,978 Lượt xem