6 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN NHỚ KHI CHĂM SÓC RĂNG CHO TRẺ

1. Thiết lập chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và cả sức khỏe răng miệng của con bạn. Các thức ăn ngọt hay nước có ga đều không tốt cho trẻ, vậy nên hãy hạn chế cho trẻ dùng nhé. Ngoài ra, bạn cũng không nên lấy kẹo bánh ngọt ra để treo thưởng cho con vì bé sẽ có suy nghĩ yêu thích chúng, xem chúng như thức ăn tốt. Bên cạnh đó, hãy cung cấp cho trẻ các thức ăn tốt như rau xanh, thịt, cá bởi chúng giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển răng và hàm của trẻ.
(Nguồn: Chuyên trang The Healthy Mummy)

2. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ từ sớm

Việc hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành sớm ý thức giữ gìn sức khỏe răng miệng ngay từ khi còn nhỏ. Vệ sinh răng miệng từ khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Hãy chủ động cùng các bé chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như gặp nha sĩ định kì. Qua đó, dần dần các bé sẽ bớt sợ khi đến nha sĩ, đồng thời hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng và biết cách tự chăm sóc bản thân mình hơn.
(Nguồn: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA)

3. Theo dõi việc mọc và thay răng ở trẻ

Thông thường, trẻ sẽ mọc răng sữa từ khoảng 4 đến 7 tháng tuổi, răng đầu tiên là hai răng cửa giữa hàm dưới. Đến khi 3 tuổi, hầu hết trẻ sẽ có đủ 20 răng sữa. Trẻ em có thể mất răng sữa sớm nhất là 6 tuổi và muộn nhất là 12 tuổi. Trong quá trình này, con bạn có một bộ răng hỗn hợp bao gồm răng sữa và răng vĩnh viễn dần mọc lên thay thế. Trong thời gian này, hãy dắt con đến nha sĩ để được tư vấn về các vấn đề có thể xảy ra, ví dụ một số trường hợp trẻ cần chỉnh nha. Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ bao gồm 28-32 răng (tùy vào việc cá nhân có mọc răng khôn hay không, răng khôn thường mọc rất muộn vào khoảng 18 tuổi hay thậm chí lớn hơn).
(Nguồn: Chuyên trang Parents)

4. Bảo vệ răng cho con khi chơi các môn thể thao đối kháng

Các môn thể thao đối kháng có thể xảy ra việc té, va chạm làm gãy răng hay rách môi trẻ. Việc này hoàn toàn có thể phòng tránh được với dụng cụ bảo vệ tại hiDental. Đây là một loại dụng cụ nhựa được thiết kế riêng cho từng người, sẽ ôm sát và giảm đi áp lực gây ra khi va chạm.
(Nguồn: Chuyên trang Học Bóng Đá)

5. Chú ý đến các thói quen xấu của bé

Các thói quen xấu như mút tay, cắn bút, đẩy lưỡi, thở miệng,… sẽ làm thay đổi quá trình phát triển bình thường của răng và hàm, hậu quả là trẻ sẽ gặp các vấn đề về răng, gây mất thẩm mỹ cũng như suy giảm chức năng ăn nhai. Nếu phát hiện hay nghi ngờ con có các thói quen này thì hãy đến ngay hiDental để các bác sĩ có thể thăm khám và tư vấn cũng như làm các dụng cụ hỗ trợ việc bỏ các thói quen xấu và điều chỉnh các bất thường đã có.
(Nguồn: Báo Daily Express)

6. Hãy đi khám nha sĩ thường xuyên

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ nên được thăm khám nha khoa lần đầu khi 1 tuổi và tái khám thường xuyên mỗi 6 tháng. Việc khám thường xuyên giúp nha sĩ có cơ hội phát hiện sớm các bất thường hay các nguy cơ hiện diện ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con bạn. Từ đó, nha sĩ sẽ có các kế hoạch phòng ngừa cũng như điều trị sớm. Ấn tượng đầu tiên của trẻ đối với bác sĩ rất quan trọng. Một số bậc phụ huynh thường đem hình ảnh bác sĩ/nha sĩ với việc “tiêm, chích” ra để hù dọa trẻ nhỏ. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành tâm lý đối kháng, sợ hãi với việc kiểm tra sức khỏe và rất khó để tạo sự hợp tác tốt trong điều trị với bác sĩ. Bác sĩ ở hiDental luôn luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn với trẻ, vì vậy, quý phụ huynh hãy giúp tạo ấn tượng tốt khi nói về bác sĩ, để trẻ có tâm lý thoải mái nhất mỗi khi tới nha khoa. Việc này giúp cho điều trị dễ dàng thành công hơn.
(Nguồn: Chuyên trang Parenting)
Facebook Comments
1,111 Lượt xem