RĂNG TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Đối với trẻ em, răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Răng giúp trẻ ăn nhai và nói chuyện. Ngoài ra, răng sữa còn giúp giữ chỗ cho răng vĩnh viễn trước khi mọc.

Mọc răng

Khi mọc răng trẻ có thể quấy khóc, chảy nước bọt và muốn nhai. Nếu bạn muốn cho con nhai sản phẩm vòng dành cho trẻ lúc mọc răng thì hãy nhớ chọn loại cứng và đặc. Hãy tránh xa các loại sản phẩm có chứa benzocaine nhé. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cảnh báo rằng benzocain có thể khiến trẻ bệnh nặng và thậm chí có thể là nguyên nhân gây tử vong.
Thứ tự hình thành của răng sữa trẻ em (Nguồn: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA)

Sâu răng

Để giảm thiểu nguy cơ sâu răng của trẻ, hãy giúp trẻ:
  • Chải răng 2 lần / ngày với kem đánh răng có chứa flour
  • Sử dụng Flouride
  • Hạn chế các thức ăn vặt và đồ uống có đường.

Chải răng

Bố mẹ có thể bắt đầu chải răng cho con 2 lần/ ngày khi mà chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu mọc. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ không được sử dụng lượng kem đánh răng có kích thước lớn hơn một hạt gạo. Đối với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng lượng kem đánh răng cỡ một hạt đậu xanh. Nên sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em. Bố mẹ cần phải đánh răng cho con khi trẻ còn nhỏ. Trẻ lớn hơn có thể tự đánh răng, nhưng người lớn phải kiểm soát để đảm bảo rằng trẻ lấy đủ lượng kem đánh răng cần thiết và nhổ ra càng nhiều càng tốt.

Các biện pháp chăm sóc & bảo vệ răng khác

  • Flour

Flour giúp cho lớp ngoài của răng chắc khỏe. Sử dụng kem đánh răng có chứa flour là một cách để tận dụng flour.
  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi: chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có hàm lượng Fluor ít nhất 1000ppm.
  • Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi: chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có hàm lượng Fluor trên 1000ppm.
  • Đối với trẻ trên 6 tuổi và người trưởng thành: chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có hàm lượng Fluor 1350-1500ppm.
(Nguồn: National Health Service – United Kingdom)
    Bên cạnh đó, cho con uống nguồn nước được flour hóa cũng rất tốt. Nước flour hóa là nguồn nước công cộng có chứa hàm lượng flour đủ để giúp răng khỏe. Nha sĩ sẽ giúp bạn tìm nguồn nước flour hóa. Còn nếu chưa, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng flour dạng viên hay giọt để giúp trẻ một cách hiệu quả nhất.
  • Hạn chế thức ăn vặt và đồ uống có đường

Răng được bao phủ bởi một lớp màng phim vi khuẩn rất mỏng và dính, chúng sản sinh ra acid khi tiếp xúc với đường. Chính acid này gây sâu răng. Đồ uống là nguồn cung cấp đường lớn nhất trong chế độ ăn của người Mỹ, ví dụ như nước ép cũng có thể chứa đường. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đề xuất tránh cho trẻ uống các loại nước ép trong những năm đầu. Một nhóm chuyên khoa Nhi cũng cho rằng trẻ em không nên nhấm nháp nước ép trái cây cả ngày hay trước khi đi ngủ. Bởi lẽ, những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ sâu răng lên gấp nhiều lần. Một số bậc phụ huynh Việt Nam có thói quen cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ, đứa trẻ sau khi uống no sữa sẽ ngủ luôn mà không chải răng lại. Thói quen này cực kì có hại cho bộ răng sữa, việc đọng sữa lại trong miệng sau khi bú sẽ gây ra tình trạng “sâu răng do bú bình” hay “sâu răng lan tràn” trên tất cả các răng của trẻ. Vì vậy, trẻ bú sữa xong phải được làm sạch răng trước khi đi ngủ.
  • Thăm khám nha sĩ

Đưa trẻ đến nha sĩ kiểm tra sau khi chiếc răng đầu tiên mọc, và trước khi trẻ 1 tuổi. Nha sĩ có thể giúp bạn:
  1. Thực hiện kiểm tra răng miệng.
  2. Đánh giá nguy cơ gây sâu răng của trẻ.
  3. Kiểm tra giai đoạn phát triển răng của trẻ.
  4. Xác định các thói quen xấu như mút ngón tay cái hay ngậm núm vú, sẽ gây ra hậu quả lên sự phát triển răng miệng của trẻ.

Kết luận

Hãy chăm sóc răng cho trẻ ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc, để giúp trẻ có thói quen giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt nhé!
Facebook Comments
1,294 Lượt xem