Niềng răng khi mang thai và những điều bạn cần phải lưu ý

Niềng răng khi mang thai

Niềng răng khi mang thai hay đang niềng răng thì mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi hay không? Chỉnh nha thẩm mỹ luôn là vấn đề và phương pháp được nhiều người quan tâm và thực hiện. Trong thời gian dài nghỉ thai sản, nhiều chị em nảy ra ý định niềng răng để khi quay lại làm việc sẽ có hàm răng đều đẹp, tự tin. Thế nhưng, liệu rằng đây có phải là sự lựa chọn hợp lý? Hãy cùng hiDental tìm hiểu ngay nhé!

Đang mang thai có niềng răng được không?

Theo lý thuyết, niềng răng và mang thai là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhau. Niềng răng là phương pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, móm, lệch lạc,… Chúng không gây ảnh hưởng và tổn hại đến các bộ phận khác của cơ thể. Chính vì thế, theo nguyên tắc niềng răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Niềng răng khi mang thai

Tuy nhiên, mang thai là một giai đoạn đặc biệt của người phụ nữ, bất cứ những can thiệp nào cũng nên được xem xét kỹ lưỡng. Nhất là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, những chỉ định về việc chụp x-quang, nhổ răng,… cần nên cân nhắc và ưu tiên sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, nếu đang trong quá trình niềng răng bạn mới phát hiện mình có thai, cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý.

Niềng răng khi mang thai và những điều cần lưu ý

Mặc dù trên nguyên tắc thì mang thai và niềng răng sẽ không gây tổn hại gì khi diễn ra cùng thời điểm, bạn có thể thực hiện phương pháp này nếu sức khỏe cho phép. Thế nhưng, các bác sĩ nha khoa thường khuyên rằng chúng ta nên cân nhắc về vấn đề này. Bởi thời gian mang thai chỉ kéo dài 9 tháng trong khi đó thời gian niềng răng lại kéo dài từ 1-2 năm.

Niềng răng khi mang thai

Ngoài ra, niềng răng khi mang thai cần cân nhắc kỹ các vấn đề như:

  • Thời gian niềng kéo dài: trung bình từ 1-2 năm và tái khám từ 2-3 lần/tuần. Thời gian mang thai và sau sinh có thể khiến bạn không theo đúng được lịch trình thăm khám. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
  • Chụp tia x-quang: quá trình chỉnh nha đòi hỏi chúng ta phải chụp x-quang để xác định tình trạng răng và xương hàm. Trong khi đối với phụ nữ mang thai việc tiếp xúc với tia x-quang là không được khuyến khích. Do đó, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với các bác sĩ về vấn đề này.
  • Thuốc tê: mặc dù việc niềng răng không yêu cầu gây tê, nhưng đối với những ca chỉnh nha cần phải nhổ răng thì cần tiêm tê và uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng hoặc thuốc giảm đau. Đây là điều không nên đối với các mẹ bầu.
  • Ăn uống kiêng khem: thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ đòi hỏi ở người thực hiện một chế độ ăn uống riêng, cần phải kiêng một số loại thức ăn. Điều này sẽ gây bất tiện với bà bầu bởi không được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ.
Niềng răng khi mang thai

Niềng răng có thai được không?

Niềng răng khi mang thai, có thể sẽ gây ra một số trường hợp xấu đối với mẹ bầu. Nhưng niềng răng thì vẫn hoàn toàn có thể có thai và đã thực hiện niềng răng được một thời gian cũng vậy. Lúc này các mắc cài đã dần trở nên quen thuộc, chúng ta hoàn toàn có thể thích ứng được với chúng.

Niềng răng khi mang thai

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, việc chụp x-quang và tiêm thuốc tê nếu có cần thực hiện trước khi bạn mang thai. Trong quá trình niềng, nếu bạn ốm nghén quá nặng có thể tạm dừng điều trị, giảm lực siết răng hoặc tháo bớt mắc cài để ổn định sức khỏe. 

Việc vệ sinh răng miệng cũng phải cần được lưu ý kỹ lưỡng bởi trong quá trình mang thai, hormone thay đổi sẽ làm xuất hiện tình trạng viêm nướu thai kỳ. Sử dụng nước muối ấm sau khi đánh răng để loại bỏ một phần vi khuẩn. Cần để ý đến những loại kem đánh răng có chứa fluor, chúng tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng không tốt cho phụ nữ mang thai.

– hiDental –

Facebook Comments
3,988 Lượt xem