Vấn đề cần lưu ý khi chọn thuốc giảm đau
Bạn và nha sĩ của bạn có rất nhiều lựa chọn trong việc giải quyết cơn đau, mà việc dùng thuốc là một trong số đó. Vì thế khi chọn thuốc giảm đau, bạn cần cân nhắc các vấn đề sau:
- Mức độ đau của bạn.
- Phân biệt cơn đau là cấp tính (diễn ra trong một thời gian ngắn) hay mãn tính (xảy ra trong một thời gian dài hơn.)
- Lịch sử sức khỏe của bạn (bao gồm cả tình trạng quá khứ và hiện tại.)
- Các loại thuốc khác mà bạn hiện đang sử dụng (bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn.)
(Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Do đó, bạn hãy trao đổi với nha sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra.)
Các loại thuốc giảm đau thường gặp
1. Thuốc không cần kê đơn:
- Bạn có thể mua các loại thuốc này mà không cần toa kê bởi bác sĩ. Ví dụ, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen (Tylenol). Thuốc NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen, naproxen và aspirin.Một số loại thuốc giảm đau này có thể phù hợp và tạo đáp ứng tốt với một số loại cơn đau. Chẳng hạn, naproxen có thể giảm đau lâu hơn so với các loại thuốc khác ở một số người.
- Theo như các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích, bạn nên uống thuốc trước lúc đi ngủ để giúp giấc ngủ được ngon giấc hơn. Đôi khi việc kết hợp sử dụng 2 loại thuốc này có thể làm tăng tác dụng của việc chỉ sử dụng một loại. Ví dụ, một số kết quả nghiên cứu cho thấy ibuprofen và acetaminophen được sử dụng cùng nhau có hiệu quả giảm đau tốt hơn sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, đôi khi 2 loại thuốc được uống cùng nhau lại có khả năng gây ra phản ứng kém. Ví dụ, đối với những người bị nhồi máu cơ tim hoặc rung tâm nhĩ (là một loại nhịp tim không đều) và đang dùng thuốc ngăn ngừa cục máu đông (như aspirin). Khi được kê đơn NSAID, nguy cơ chảy máu nghiêm trọng, huyết áp cao hoặc tim nghiêm trọng có thể tăng lên nhiều lần. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn và bệnh thận cũng nên thận trọng khi sử dụng NSAIDs.
2. Thuốc theo toa:
- Đối với một số loại thuốc không cần kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, khi cần điều trị với liều cao hơn thì bạn chỉ được mua khi có toa của bác sĩ.
- Các loại thuốc giảm đau gây nghiện như opioids chỉ được mua khi có toa của bác sĩ. Opioids có thể được kết hợp với một loại thuốc OTC hoặc sử dụng một mình.
- Đã có nhiều người phản hồi rằng dùng opioids khiến họ cảm thấy buồn ngủ. Nếu gặp phải tác dụng phụ này, bạn sẽ cần điều chỉnh các hoạt động hàng ngày, ví dụ như không lái xe trong khi sử dụng thuốc. Do thuốc opioids có nguy cơ gây nghiện, nên bạn hãy chia sẻ với nha sĩ về tiền sử lạm dụng thuốc và rượu (nếu có) để họ có thể cân nhắc trước khi kê thuốc nhé.
Cách sử dụng thuốc giảm đau an toàn
1. Uống thuốc theo toa:
- Bạn hãy dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy nhớ rằng toa thuốc của bạn chỉ được viết cho riêng bạn sử dụng. Do đó, toa thuốc của bạn có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong khi được người khác sử dụng. Trên hết, việc cung cấp các thuốc gây nghiện (opioids) cho người khác là trái luật.
- Hãy thông báo với nha sĩ của bạn nếu bạn đang hoặc chuẩn bị dùng bất kỳ loại thuốc nào khác (ngay cả thuốc không cần kê đơn) vì một số trường hợp kết hợp thuốc có thể gây nguy hiểm.
2. Trao đổi với nha sĩ của bạn về thuốc giảm đau:
Khi bạn nói chuyện với nha sĩ về việc giảm đau, hãy luôn thông báo đầy đủ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng và cung cấp cho nha sĩ một bệnh sử đầy đủ (bao gồm lạm dụng thuốc hoặc rượu). Các bác sĩ sẽ dựa trên những thông tin này để đưa ra loại thuốc giảm đau phù hợp cho bạn.
3. Nắm chắc cách sử dụng thuốc bác sĩ hướng dẫn:
Chẳng hạn như việc uống thuốc bao nhiêu lần mỗi ngày, mỗi lần bao nhiêu viên, có cần uống thuốc tại thời điểm nào đặc biệt. Ví dụ, bạn có nên dùng thuốc sau bữa ăn hay không? Luôn luôn làm đúng theo hướng dẫn của nha sĩ, cho dù bạn đang dùng thuốc không kê đơn hay thuốc theo toa nhé.
4. Gọi bác sĩ tư vấn nếu có điều bất thường:
Tóm lại, nếu thấy rằng loại thuốc được khuyên dùng không làm giảm cơn đau của bạn hay thậm chí gây ra tác dụng phụ bất thường thì hãy gọi ngay cho nha sĩ của bạn để họ có thể đề xuất một lựa chọn khác phù hợp hơn.